Gặp Hội An người ta thường lẻ loi

Đưa tay che cơn nắng chói chang trên đầu, nó trách Hội An sao lạ! Tháng 5 về, mùa nước cạn, sao dòng người như lũ cuốn. Hàng nối quán, sao chẳng thấy người trông. Mấy bài hát quen thuộc cứ thay nhau cuộn tròn trên mọi nẻo phố cổ, thế mà chỉ nghe thổn thức những mái nhà già nua, kêu lách tách dưới cái nóng hơn 40 độ. Hội An sao mà lẻ loi. 19 Hội An cười xòa, như bà lão gầy nhom, chiếc lưng còng trải dài theo bóng nắng, ngày ngày vẫn một mớ tò he bày bán bên vệ đường: Lẻ loi gì đâu! Một lũ chim non đang há mỏ chờ mớm. Hỏi: Con cháu bà đâu, sao để thân già gồng gánh? Hội An lại cười xòa: Cực thật đấy! Nhưng không thế thì chẳng còn Hội An. Con cháu bà nào có thảnh thơi. Mùa nắng lo chạy hạn, mùa mưa lại chạy lũ. Ruột rà đùm bọc nhau, chi phải đong đếm sức già! 14 Ừ! Người ta yêu Hội An vì cái thanh bình, cũ kỹ còn sót lại của thời gian. Muốn rũ bỏ cái xô bồ đặc quánh mùi tiền thì về Hội An mà sống chậm. Người Quảng Nam hiền thấy mà thương. Nếp sống bình dị đến chân thật. Ẩm thực thì ôi thôi, ngon ngọt đến nức lòng. Những con phố, con hẻm tưởng chỉ dài hết sải tay mà đi hoài chẳng thấy chán. Những gian nhà cổ, cửa mở toan, có từ chối khách bao giờ. Con sông Thu Bồn, lúc vơi lúc đầy, ngày ngày vẫn chở bao mơ ước, của ruột rà, của người dưng, đến gửi nơi Chùa Cầu mà xin ơn phước của Thần linh… Ai mà không biết Hội An. Ai mà không yêu Hội An. Báo chí, thông tin truyền hình hằng hà sa số. Hỏi chàng trai trẻ tuổi chưa một lần đến: Hội An là gì? Thể nào anh ta cũng thốt lên: Hội An đẹp lắm! Phải đến thôi! 01 02 03 22 28 26 Ừ! Nó đến Hội An. Ghé những nơi người ta khuyên phải đến. Nếm những món người ta bảo phải ăn. Làm những việc người ta khăng khăng phải thử. Người ta thật chẳng sai. Hội An chỉ khiến đôi chân ở mãi. Một ngày, nó tò mò hỏi: Gặp con bà lão được không? Hội An vẫn nụ cười xòa: Đi đi! Có xa lạ gì mà làm khách! 07 17 18 25 05 08 Ừ! Nó đi tìm chị. Nhà chị nằm bên mép sông. Ngôi nhà nhỏ lụp xụp, trống toát.

Vào chơi mấy đứa! – Thấy hai đứa con gái long tong trên chiếc xe máy, ánh mắt tò mò quan sát cụ ông đang ngồi trước hiên, chị ở trong nhà gọi hắt ra.

Chẳng phụ lòng chị, chúng nó “Dạ!” một tiếng rõ to, dựng xe bên đường rồi chân sáo bước vào.

Trời nắng quá! Tụi em phải tìm mãi mới ra làng gốm Thanh Hà. Có vẻ hôm nay vắng khách quá chị nhỉ?

– Không có đâu! Tại mấy đứa đi sớm quá đấy! Giờ này phòng bán vé còn chưa mở cửa nữa mà! – Chị đon tay chuyền ly nước chè vừa pha, rôm rả mời như người quen lâu lắm rồi chưa gặp. 32 09 Bên bệ cửa, một đứa con nít tầm ba tuổi đang ngồi chơi tò he đất (con thổi). Chị nói, đó là con út. Nhà còn hai đứa. Đứa con gái lấy chồng ở xa. Thằng con trai làm nhà hàng cũng ở xa nốt. Chồng thì làm ngư, lâu lắm mới về. Nhà thế mà neo, một mẹ, một con với ông nội, “bán đất” mà sống. 10 Hội An bé thế, đất đâu mà bán! Đây! Đất đây! Từ lòng sông nặng trĩu phù sa, từ mấy bờ ruộng chen chúc nhau giữa gò, giữa đồi. Ở làng này, đất là nguồn sinh sống. Đất cất nhà mà an cư. Đất nhào nặn nên cái chén, cái ly… mà dựng nghiệp. Nhà nào, trước cửa cũng một chiếc lò nung to tướng, đất đã thành hình, thành dáng phơi đầy trước sân. Người ta, nhà lớn, lò to, làm tô, làm bát, đồ trang trí… các kiểu. Đẹp lắm! Phong phú lắm! Nhà chị, èo uột, chắp vá, làm tò he, ngày đủ ba bữa cũng mừng rồi. Người ta, bảng hiệu to oành, khách đến nườm nượp, tha hồ mà thử tài nặn gốm, xem hàng. Nhà chị, góc khuất, chưa kịp xuất hiện đã biến mất trong khóe mắt người dưng. 11 12 Cụ ông tỉ mẩn uốn từng nếp đất, tạo hình cho đôi sừng trâu. Cái nghề truyền từ thời cụ, thời kị. Chẳng cho chị giàu sang. Ngày nhỏ có được học hành gì đâu, theo người lớn làm tò he rồi thành thạo. Gặp anh, thương yêu thì cưới. Rồi thì cõng gạo cõng thóc, anh theo thuyền ra khơi, lênh đênh ngoài biển mấy tháng ròng. Chị ở nhà làm to he đỡ đần cùng chồng. Cưới nhau về có gần nhau được là mấy, thế mà cũng được 3 mặt con. Anh lại theo thuyền ra khơi, chị ở nhà làm tò he nuôi mấy đứa nhỏ. Ngày anh về thì con nước cũng theo lên quá ngực. Chị phải dọn hết cả nào tò he, nào đồ đạt… lên căn gác xép tạm bợ. Số tiền chắt chiu từ mớ tò he bán được, từ mấy mẻ cá lưới trong suốt mùa nắng dần trôi theo con lũ. 34 13 Ừ. Cũng mấy mươi năm rồi. Cuộc sống chị đã quay tròn như thế. Con gái chị cũng đã đủ lớn mà theo người ta về làm dâu. Thằng kế cũng biết tự nuôi thân, lên thành phố lập nghiệp. Tụi nó chẳng đứa nào muốn làm tò he. Chị mừng vì thế. “Làm tò he chỉ tổ cực thân chúng mày!” Còn con bé út nữa thôi. “Đừng có mà theo nghề cha, nghiệp mẹ! Chỉ tổ khổ thân mày!” Thân chị gòng gánh đủ rồi. Trời nắng, sáng chị cùng ông nặn tò he; chiều chị lại đỏ au mâm tò he ngồi bán bên Chùa Cầu. Trời mưa, sáng chị phụ anh moóc mớ rau, mớ tôm, mớ tép; tối chị lại toe toét kể chuyện đời, con nước dưới chân, mái nhà ngay trên đầu, mâm cơm ở giữa, và ông, và con, và anh. Chị là thế. Có khác đi, chắc chị chẳng vui. 15 20 Tối đấy, Hội An vận trên mình một chiếc áo gấm họa tiết long phụng, điểm xuyết thêm mấy đóa mai vàng. Bà lão ung dung chống gậy dạo khắp các nẻo, chào khách tứ phương, trông nom đám con cháu đang buôn bán bên đường. Gương mặt bà hằn sâu những vết chân chim của lịch sử, của trù phú một thời. Nụ cười xòa phúc hậu đầy mê hoặc. Gặp Hội An, người thường bỏ rơi bạn đường mà tìm về lẻ loi. Ừ thì lẻ loi đấy! Nhưng mạnh mẽ biết bao nhiêu! 30 24 23 Có 2 điều mà nó tiếc hoài khi ngõ lại những dòng này:

1. Để câu chuyện trôi quá lâu đến bây giờ thì đã quên mất cái giọng Quảng Nam đặc sệt của chị.

2. Làm hư ổ cứng để giờ mất cả 1 source hình của chuyến đi

Tự thấy có lỗi với Hội An…

1 thought on “Gặp Hội An người ta thường lẻ loi

Leave a comment